1218 Lượt đặt
Khởi hành
Điểm đến
Thời gian
Ngày đi
3.990.000 đ
Dịch vụ đi kèm
NGÀY 1: SÓC TRĂNG - CÔN ĐẢO
Sáng: Trên tàu quý khách tranh thủ lên Boong tàu để nhìn cảnh biển dần xa mờ theo từng hải lý, để nhìn thấy cảnh mênh mong của biển trời tổ quốc.
Lái xe đón Đoàn tại cảng Bến Đầm, Đoàn sẽ đi qua các địa danh nỗi tiếng như Đỉnh tình yêu, bãi Nhát, mũi cá mập…tham quan Miếu Ngủ hành (hay còn gọi Miếu Năm Cô). Đoàn về khách sạn nghĩ ngơi, nhận phòng
15h30: Đoàn đi viếng mộ Hoàng Tử Cải - con trai của chúa Nguyễn Ánh và bà Hoàng Phi Yến; khám phá bãi suối nóng; tắm biển Đầm Trầu (cách trung tâm thị trấn Côn Đảo 15 km về hướng Đông Bắc), một bãi tắm tuyệt đẹp với cát vàng mịn màng, làn nước trong xanh màu ngọc bích, trên đường đi quý khách sẽ tận hưởng vẻ đẹp đầy kỳ thú và bí ẩn của cảnh rừng - biển mà thiên nhiên ban tặng cho Côn Đảo. Theo tạp chí thế giới Côn Đảo là một trong 10 hòn Đảo kỳ bí nhất thế giới
18h30: Đoàn ăn tối. Sau đó quý khách sinh hoạt tự do. Qúy khách có thể đi dạo biển.
22h00: Hướng dẫn viên đón đoàn đi viếng Nghĩa Trang Hàng Dương đêm
NGÀY 2: CÔN ĐẢO LỊCH SỬ OAI HÙNG - THIÊN NHIÊN KÌ VĨ
07h00: Đoàn ăn sáng
08h00: Đoàn đi viếng Nghĩa trang Hàng Dương (tổ chức theo nghi lễ) - là nơi yên nghỉ của hàng vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày khổ sai, đặc biệt nơi đây có mộ cô Võ Thị Sáu rất linh thiêng; tham quan các Di tích lịch sử cách mạng: nhà Chúa Đảo, trại giam Phú Hải - Trại giam đầu tiên được xây dựng tại Côn Đảo, nơi có truyền thuyết về hầm Xay Lúa; trại giam chuồng cọp Pháp, chuồng cọp Mỹ - hệ thống biệt giam đặc biệt tại Côn Đảo; trại giam chuồng Bò - nơi tra tấn man rợ của nhà cầm quyền;
Trưa: Quý khách về nhà hàng ăn cơm, về khách sạn nghỉ ngơi
15h30: Quý khách đi thăm quan Chùa Vân Sơn Tự, ngôi chùa duy nhất tại Côn Đảo, tọa lạc trên lung chừng Núi 1. Từ trên chùa quý khách có thể nhìn thấy bao quát thị trấn Côn Đảo ở bên dưới, thưởng thức nước hạt é của Chùa
Thăm quan Bà Phi Yến - nơi thờ phượng bà Lê Thị Răm, thứ phi của chúa Nguyễn Ánh, để nghe lại bài ca dao mà những người mẹ hay hát ru con: "ầu ơi, gió đưa cây cải về trời, rau răm ở lại chịu lời đắng cay"...mới hiểu được giá trị và ý nghĩa của nó.
Thăm quan cơ sở sản suất ngọc trai duy nhất tại Côn Đảo, quý khách có thể vừa thăm quan và có thể mua về làm quà cho người thân
Tối: quý khách dung cơm tại nhà hàng. Về Khách sạn nghĩ ngơi. Tối quý khách tự do
NGÀY 3: THAM QUAN MUA SĂM – KẾT THÚC TOUR
07h30: Đoàn ăn sáng, tham quan mua sắm tại chợ Côn Đảo.
09h00: Đoàn đi thăm quan chợ Côn Đảo, ngôi chợ duy nhất tại Côn Đảo. Quý khách có thể tìm thấy ở đây những món quà lưu niệm để mua về làm quà cho người thân, bạn bè
11h00: Quý khách trả phòng
12h00: Đoàn ăn cơm trưa. Đoàn ra bến cảng kết thúc chương trình
BAO GỒM:
KHÔNG BAO GỒM:
Mộ Hoàng Tử Cải
Hoàng Tử Cải (tên tục của hoàng tử Hội An) là con của bà Phi Yến - thứ phi của Nguyễn Ánh. Khi ẩn trốn tại Côn Đảo, Nguyễn Ánh có ý định mang hoàng tử sang Pháp làm con tin nhằm xin viện binh đánh nhà Tây Sơn. Bà Phi Yến vì khuyên ngăn mà bị giam vào hang động trên một đảo hoang. Nghe tin quân Tây Sơn sắp đánh tới Côn Đảo, Nguyễn Ánh chạy vội lên thuyền sang lánh nạn đảo Phú Quốc.
Hoàng tử kêu khóc thảm thiết đòi mẹ theo, nếu không quyết ở lại sống chết cùng mẹ. Trong lúc tức giận, Nguyễn Ánh đã nhẫn tâm xách đầu đứa trẻ 5 tuổi ném xuống biển. Xác hoàng tử trôi dạt vào bãi san hô gần bãi Đầm Trầu, người dân quanh đấy mang chôn cất và dựng miếu thờ. Miếu hoàng tử Cải gần sân bay Cỏ Ống và đền thờ bà Phi Yến (xem thêm địa danh An Sơn Miếu) ở làng An Hải từ đó đến nay luôn được người dân Côn Đảo thờ cúng trang nghiêm.
Bãi biển Đầm Trầu
Bãi Đầm Trầu là bãi biển đẹp nhất trên quần đảo Côn Đảo, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bãi Đầm Trầu nằm gần sân bay Cỏ Ống, ở rìa ngoài Vườn quốc gia Côn Đảo và cách thị trấn Côn Đảo khoảng 14 km.
Trong những ngày hè nắng vàng, du khách du lịch Côn Đảo có thể ghé qua bãi Đầm Trầu để tận hưởng những giây phút vui chơi, thư giãn cùng bãi biển xanh, dải cát vàng và khám phá thiên nhiên của đảo hoang. Chuyến trải nghiệm trên đảo hoang sơ này hẳn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị, mới lạ như hành trình phiêu lưu của Robinson đấy!
Nghĩa trang Hàng Dương
Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo có diện tích 190.000 m2, chia làm 4 khu: khu A, B, C, D. Trong đó khu A, B, C là các nghĩa trang cũ, và D là diện tích khu mộ mới được thiết lập. Khu A xây dựng từ năm 1944, khu này đã chật mộ và nhà tù đã mở rộng nghĩa trang về phía nam, tức là khu B hiện nay. Còn hài cốt lớp tù nhân kháng chiến chống Pháp được chôn kế tiếp từ đồi cát chạy dài xuống phía đông nam, là nơi có hài cốt thiếu nữ anh hùng Võ Thị Sáu.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hài cốt của lớp tù nhân thời này được chôn tiếp vào phần còn lại của khu B và chôn tiếp tục qua khu C. Sân hành lễ nằm ở phía sau với một tượng đài cao 9m và nặng 25 tấn được khởi dựng vào năm 1980, dưới chân có ghi dòng chữ “ Vĩnh biệt đồng chí” được tái tạo từ câu chuyện“ chết cởi áo cho nhau”.
Trại giam Phú Hải
Trại tù Phú Hải đã trải qua 113 năm lịch sử, với nhiều dấu ấn anh hùng trong cuộc đấu tranh lâu dài và bất khuất của những người yêu nước và Cách Mạng Việt Nam trong nhà tù thực dân đế quốc. Ngày nay nơi đây, trở thành điểm đến thu hút các du khách muốn tìm hiểu về lịch sử kháng chiến Việt Nam và thấu hiểu những nỗi đau, mà thế hệ đi trước phải chịu đựng để đổi lấy nền hòa bình ngày hôm nay.
Chùa Vân Sơn Tự
Chùa Núi Một, tọa lạc giữa lưng chừng núi Một, cách trung tâm thị trấn Côn Sơn, huyện Côn Đảo khoảng 1.6km. Chùa được xây dựng dưới thời Mỹ ngụy năm 1964, nhằm phục vụ tín ngưỡng tâm linh cho các gia đình những người làm việc trong bộ máy hành chính, các quan chức binh sỹ sinh sống trên đảo. Ngoài ra, việc xây dựng chùa còn có mục đích dùng để che mắt dư luận quốc tế, báo chí về hệ thống cai trị tù nhân tàn bạo, khốc liệt dưới chế độ Mỹ ngụy thời bấy giờ.
Miếu thờ bà Phi Yến
Truyền thuyết kể rằng, bà Phi Yến là thứ phi của Nguyễn Ánh (vua Gia Long). Vì muốn chống lại Tây Sơn, giữ lấy chiếc ngai vàng của mình, Nguyễn Ánh đã cầu viện giặc Pháp. Vì ngăn cản chồng “cõng rắn cắn gà nhà”, bà Phi Yến đã bị Nguyễn Ánh giam vào một hòn đảo nhỏ trên biển, còn hoàng tử Cải – con của bà và Nguyễn Ánh thì bị ném xuống biển. Sau khi được Hổ đen và Vượn trắng cứu và đưa về Cỏ Ống, nơi có ngôi mộ con mình, bà Phi Yến đã ở lại đây ngày đêm chăm sóc phần mộ đứa con bạc phước. Một hôm, dân làng An Hải sang làng Cỏ Ống xin rước Bà sang dự lễ đàng chay cho thêm phần long trọng. Đêm đó, tên Biện Thi, vì không kiềm lòng được trước sắc đẹp của Bà đã lẻn vào phòng Bà định dở trò đồi bại. Hắn vừa chạm vào cánh tay thì Bà giật mình tri hô. Để giữ gìn danh tiết, bà đã tự chặt đứt cánh tay của mình rồi tự vẫn. Cảm phục người phụ nữ trung trinh tiết liệt, nhân dân làng An Hải đã lập miếu thời bà.
1218 Lượt đặt
Khởi hành
Điểm đến
Thời gian
Ngày đi
3.990.000 đ
Dịch vụ đi kèm
NGÀY 1: SÓC TRĂNG - CÔN ĐẢO
Sáng: Trên tàu quý khách tranh thủ lên Boong tàu để nhìn cảnh biển dần xa mờ theo từng hải lý, để nhìn thấy cảnh mênh mong của biển trời tổ quốc.
Lái xe đón Đoàn tại cảng Bến Đầm, Đoàn sẽ đi qua các địa danh nỗi tiếng như Đỉnh tình yêu, bãi Nhát, mũi cá mập…tham quan Miếu Ngủ hành (hay còn gọi Miếu Năm Cô). Đoàn về khách sạn nghĩ ngơi, nhận phòng
15h30: Đoàn đi viếng mộ Hoàng Tử Cải - con trai của chúa Nguyễn Ánh và bà Hoàng Phi Yến; khám phá bãi suối nóng; tắm biển Đầm Trầu (cách trung tâm thị trấn Côn Đảo 15 km về hướng Đông Bắc), một bãi tắm tuyệt đẹp với cát vàng mịn màng, làn nước trong xanh màu ngọc bích, trên đường đi quý khách sẽ tận hưởng vẻ đẹp đầy kỳ thú và bí ẩn của cảnh rừng - biển mà thiên nhiên ban tặng cho Côn Đảo. Theo tạp chí thế giới Côn Đảo là một trong 10 hòn Đảo kỳ bí nhất thế giới
18h30: Đoàn ăn tối. Sau đó quý khách sinh hoạt tự do. Qúy khách có thể đi dạo biển.
22h00: Hướng dẫn viên đón đoàn đi viếng Nghĩa Trang Hàng Dương đêm
NGÀY 2: CÔN ĐẢO LỊCH SỬ OAI HÙNG - THIÊN NHIÊN KÌ VĨ
07h00: Đoàn ăn sáng
08h00: Đoàn đi viếng Nghĩa trang Hàng Dương (tổ chức theo nghi lễ) - là nơi yên nghỉ của hàng vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày khổ sai, đặc biệt nơi đây có mộ cô Võ Thị Sáu rất linh thiêng; tham quan các Di tích lịch sử cách mạng: nhà Chúa Đảo, trại giam Phú Hải - Trại giam đầu tiên được xây dựng tại Côn Đảo, nơi có truyền thuyết về hầm Xay Lúa; trại giam chuồng cọp Pháp, chuồng cọp Mỹ - hệ thống biệt giam đặc biệt tại Côn Đảo; trại giam chuồng Bò - nơi tra tấn man rợ của nhà cầm quyền;
Trưa: Quý khách về nhà hàng ăn cơm, về khách sạn nghỉ ngơi
15h30: Quý khách đi thăm quan Chùa Vân Sơn Tự, ngôi chùa duy nhất tại Côn Đảo, tọa lạc trên lung chừng Núi 1. Từ trên chùa quý khách có thể nhìn thấy bao quát thị trấn Côn Đảo ở bên dưới, thưởng thức nước hạt é của Chùa
Thăm quan Bà Phi Yến - nơi thờ phượng bà Lê Thị Răm, thứ phi của chúa Nguyễn Ánh, để nghe lại bài ca dao mà những người mẹ hay hát ru con: "ầu ơi, gió đưa cây cải về trời, rau răm ở lại chịu lời đắng cay"...mới hiểu được giá trị và ý nghĩa của nó.
Thăm quan cơ sở sản suất ngọc trai duy nhất tại Côn Đảo, quý khách có thể vừa thăm quan và có thể mua về làm quà cho người thân
Tối: quý khách dung cơm tại nhà hàng. Về Khách sạn nghĩ ngơi. Tối quý khách tự do
NGÀY 3: THAM QUAN MUA SĂM – KẾT THÚC TOUR
07h30: Đoàn ăn sáng, tham quan mua sắm tại chợ Côn Đảo.
09h00: Đoàn đi thăm quan chợ Côn Đảo, ngôi chợ duy nhất tại Côn Đảo. Quý khách có thể tìm thấy ở đây những món quà lưu niệm để mua về làm quà cho người thân, bạn bè
11h00: Quý khách trả phòng
12h00: Đoàn ăn cơm trưa. Đoàn ra bến cảng kết thúc chương trình
BAO GỒM:
KHÔNG BAO GỒM:
Mộ Hoàng Tử Cải
Hoàng Tử Cải (tên tục của hoàng tử Hội An) là con của bà Phi Yến - thứ phi của Nguyễn Ánh. Khi ẩn trốn tại Côn Đảo, Nguyễn Ánh có ý định mang hoàng tử sang Pháp làm con tin nhằm xin viện binh đánh nhà Tây Sơn. Bà Phi Yến vì khuyên ngăn mà bị giam vào hang động trên một đảo hoang. Nghe tin quân Tây Sơn sắp đánh tới Côn Đảo, Nguyễn Ánh chạy vội lên thuyền sang lánh nạn đảo Phú Quốc.
Hoàng tử kêu khóc thảm thiết đòi mẹ theo, nếu không quyết ở lại sống chết cùng mẹ. Trong lúc tức giận, Nguyễn Ánh đã nhẫn tâm xách đầu đứa trẻ 5 tuổi ném xuống biển. Xác hoàng tử trôi dạt vào bãi san hô gần bãi Đầm Trầu, người dân quanh đấy mang chôn cất và dựng miếu thờ. Miếu hoàng tử Cải gần sân bay Cỏ Ống và đền thờ bà Phi Yến (xem thêm địa danh An Sơn Miếu) ở làng An Hải từ đó đến nay luôn được người dân Côn Đảo thờ cúng trang nghiêm.
Bãi biển Đầm Trầu
Bãi Đầm Trầu là bãi biển đẹp nhất trên quần đảo Côn Đảo, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bãi Đầm Trầu nằm gần sân bay Cỏ Ống, ở rìa ngoài Vườn quốc gia Côn Đảo và cách thị trấn Côn Đảo khoảng 14 km.
Trong những ngày hè nắng vàng, du khách du lịch Côn Đảo có thể ghé qua bãi Đầm Trầu để tận hưởng những giây phút vui chơi, thư giãn cùng bãi biển xanh, dải cát vàng và khám phá thiên nhiên của đảo hoang. Chuyến trải nghiệm trên đảo hoang sơ này hẳn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị, mới lạ như hành trình phiêu lưu của Robinson đấy!
Nghĩa trang Hàng Dương
Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo có diện tích 190.000 m2, chia làm 4 khu: khu A, B, C, D. Trong đó khu A, B, C là các nghĩa trang cũ, và D là diện tích khu mộ mới được thiết lập. Khu A xây dựng từ năm 1944, khu này đã chật mộ và nhà tù đã mở rộng nghĩa trang về phía nam, tức là khu B hiện nay. Còn hài cốt lớp tù nhân kháng chiến chống Pháp được chôn kế tiếp từ đồi cát chạy dài xuống phía đông nam, là nơi có hài cốt thiếu nữ anh hùng Võ Thị Sáu.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hài cốt của lớp tù nhân thời này được chôn tiếp vào phần còn lại của khu B và chôn tiếp tục qua khu C. Sân hành lễ nằm ở phía sau với một tượng đài cao 9m và nặng 25 tấn được khởi dựng vào năm 1980, dưới chân có ghi dòng chữ “ Vĩnh biệt đồng chí” được tái tạo từ câu chuyện“ chết cởi áo cho nhau”.
Trại giam Phú Hải
Trại tù Phú Hải đã trải qua 113 năm lịch sử, với nhiều dấu ấn anh hùng trong cuộc đấu tranh lâu dài và bất khuất của những người yêu nước và Cách Mạng Việt Nam trong nhà tù thực dân đế quốc. Ngày nay nơi đây, trở thành điểm đến thu hút các du khách muốn tìm hiểu về lịch sử kháng chiến Việt Nam và thấu hiểu những nỗi đau, mà thế hệ đi trước phải chịu đựng để đổi lấy nền hòa bình ngày hôm nay.
Chùa Vân Sơn Tự
Chùa Núi Một, tọa lạc giữa lưng chừng núi Một, cách trung tâm thị trấn Côn Sơn, huyện Côn Đảo khoảng 1.6km. Chùa được xây dựng dưới thời Mỹ ngụy năm 1964, nhằm phục vụ tín ngưỡng tâm linh cho các gia đình những người làm việc trong bộ máy hành chính, các quan chức binh sỹ sinh sống trên đảo. Ngoài ra, việc xây dựng chùa còn có mục đích dùng để che mắt dư luận quốc tế, báo chí về hệ thống cai trị tù nhân tàn bạo, khốc liệt dưới chế độ Mỹ ngụy thời bấy giờ.
Miếu thờ bà Phi Yến
Truyền thuyết kể rằng, bà Phi Yến là thứ phi của Nguyễn Ánh (vua Gia Long). Vì muốn chống lại Tây Sơn, giữ lấy chiếc ngai vàng của mình, Nguyễn Ánh đã cầu viện giặc Pháp. Vì ngăn cản chồng “cõng rắn cắn gà nhà”, bà Phi Yến đã bị Nguyễn Ánh giam vào một hòn đảo nhỏ trên biển, còn hoàng tử Cải – con của bà và Nguyễn Ánh thì bị ném xuống biển. Sau khi được Hổ đen và Vượn trắng cứu và đưa về Cỏ Ống, nơi có ngôi mộ con mình, bà Phi Yến đã ở lại đây ngày đêm chăm sóc phần mộ đứa con bạc phước. Một hôm, dân làng An Hải sang làng Cỏ Ống xin rước Bà sang dự lễ đàng chay cho thêm phần long trọng. Đêm đó, tên Biện Thi, vì không kiềm lòng được trước sắc đẹp của Bà đã lẻn vào phòng Bà định dở trò đồi bại. Hắn vừa chạm vào cánh tay thì Bà giật mình tri hô. Để giữ gìn danh tiết, bà đã tự chặt đứt cánh tay của mình rồi tự vẫn. Cảm phục người phụ nữ trung trinh tiết liệt, nhân dân làng An Hải đã lập miếu thời bà.